Linux căn bản - Bài 2: Định Vị Căn Bản

Đây là bài 02 trong loạt bài “Linux căn bản”. Bạn nên ghé qua nó một chút trước khi bắt đầu.

Giới thiệu

Trong phần này, chúng ta sẽ học về cơ bản của việc di chuyển trong hệ thống. Nhiều tác vụ dựa trên những khả năng có thể, hoặc tham chiếu đến những vị trí chính xác của hệ thống. Do đó, điều này thật sự là những nền tảng để làm việc hiệu quả trong Linux. Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu nó.

Vậy chúng ta đang ở đâu?

Lệnh đầu tiên chúng ta học là pwd là viết tắt của Print Working Directory

Có gì trong vị trí hiện tại?

Dùng lệnh ls. Nó được viết ngắn đi của chữ list

Đường dẫn

Trong những lệnh trước chúng ta đã bắt đầu đụng đến những thứ được gọi là đường dẫn. Tôi muốn đi sâu chi tiết hơn về chúng bây giờ khi mà chúng quan trọng trong việc thành thạo Linux. Bất kì lúc nào chúng ta tham chiếu đến một file hoặc một thư mục trên dòng lệnh thực ra là chúng ta tham chiếu đến một đường dẫn. Đường dẫn là một phương tiện để đến một file hoặc thư mục nào đó trong hệ thống

Đường dẫn tuyệt đối và đường dẫn tương đối

Có 2 loại đường dẫn chúng ta có thể sử dụng, tuyệt đối và tương đối. Bất kì lúc nào chúng tao tham chiếu đến một file hoặc thư mục chúng ta sử dụng một trong những đường dẫn này. Thực ra bất kì lúc nào chúng ta tham chiếu đến một file hoặc thư mục chúng ta có thể sử dụng một trong 2 loại đường dẫn (cả hai cách, hệ thống vẫn sẽ được chuyển tới vị trí giống nhau)

Để bắt đầu, chúng ta phải hiểu rằng hệ thống file Linux là một cấu trúc phân cấp. Tại vị trí trên cùng của cấu trúc được gọi là thư mục gốc (root). Nó được biểu hiện bằng một dấu xẹt đứng (/). Nó có thư mục con, chúng có thư mục con và v.v…. File có thể đặt trong bất kì thư mục này.

** Tìm hiểu thêm về đường dẫn ***

Bạn sẽ tìm thấy nhiều thứ trong Linux có thể được lưu trữ thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Đường dẫn cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một vài cơ sở bạn có thể sử dụng để giúp cho việc phát triển đường dẫn

~ (dấu ngã) - Đây là shortcut cho thư mục home. Ví dụ, nếu thực mục home là /home/ryan thì bạn có thể tham chiếu đến thư mục Documents với đường dẫn `/home/ryan/Documents` hoặc `~/Documents`

. (dấu chấm) - Đây là tham chiếu cho thư mục hiện hành. Ví dụ trong ví dụ ở trên chúng ta đã tham chiếu đến thư mục Documents ở dòng 4 với đường dẫn tương đối. Nó cũng có thể được viết ./Documents (Thông thường phần nhỏ này không được yêu cầu nhưng những phần sau này chúng ta sẽ thấy nó cần thiết ở đâu)

.. (2 dấu chấm) - đây là tham chiếu đến thư mục cha. Bạn có thể sử dụng cái này vài lần trong một đường dẫn để lần theo sự phân cấp. Ví dụ nếu bạn ở trong đường dẫn /home/ryan bạn có thể chạy lệnh ls ../../và lệnh này sẽ thực hiện việc liệt kê thư mục gốc 

Bây giờ bạn có lẽ đang bắt đầu thấy rằng chúng ta có thể tham chiếu đến một vị trí theo nhiều cách khác nhau. Một số bạn có thể đang hỏi rằng, chúng ta nên sử dụng cách nào? Câu trả lời là bạn có thể sử dụng bất kì phương pháp nào mà bạn thích để tham chiếu đến một vị trí. Bất kì khi nào bạn tham chiếu đến một file hoặc một thư mục trên một dòng lệnh thực chất bạn đang tham chiếu đến một đường dẫn và đường dẫn có thể được xây dựng sử dụng bất kì những phần tử này. Tiếp cận tốt nhất là cái nào tiện lợi nhất cho bạn. Sau đây là một vài ví dụ:

Tóm lại

Những thứ chúng ta đã học

Dịch và giản lược theo https://ryanstutorials.net/linuxtutorial/navigation.php